2022-04-24 14:49:08 +05:30

28 lines
2.4 KiB
Plaintext

Trước đây có một ca khúc rất phổ biến trong dân gian, được hát như thế này:
"Ném những đồng xu cũ nát cho những ca sĩ và nhà thơ đến từ phương xa"
"Tặng bó hoa cho nàng thiếu nữ"
"Chén rượu đắng khiến người ta rơi lệ"
"Tặng cho ngày hôm qua không thể tìm lại, đem tiếng hát dành tặng cho tương lai"
Ở đất nước mà thơ ca và âm nhạc bay theo gió, con người có linh hồn vô tư và nhạy cảm.
Nghe nói vào một số thời kỳ trước đây, Cô Vương và giới quý tộc cấm một số hợp âm và giai điệu,
Bởi người nhạy bén có thể cảm nhận được tín hiệu phản nghịch từ trong âm nhạc của nhà thơ và ca sĩ,
Ca khúc và lời thơ cũng đã từng được sử dụng như một cách liên lạc của những kẻ chống đối.
Trong thời kỳ thống trị của giới quý tộc, giáo hội thờ phụng Phong Thần từng tách thành hai phái như sau:
Giáo hội uống rượu cùng với vương hầu, lật đổ tượng thần, viết những bài hát ca tụng và thánh ca.
Còn những thánh đồ không có chức danh. Họ đi lại trên những con hẻm nhỏ và phía ngoài những bức tường cao,
Uống cốc rượu mạnh giá rẻ, dựa theo bản gốc cuốn sách thánh lưu truyền trong tay người dân và những lời nói đến từ những cơn gió,
Chúc phúc cho người dân và những nô lệ, viết ra những lời thơ và bài hát bị cấm.
Khi nô lệ giác đấu vùng dậy cùng với sự thức tỉnh của Phong Thần, khi họ giương cao ngọn cờ phản nghịch,
Thánh đồ cao tuổi được mệnh danh là mục sư vô danh đã nhanh chóng huy động các thành viên thực sự của giáo hội Tây Phong,
Cuối cùng lại cùng với nhiều người tưới đẫm vùng đất xanh tươi này bằng chính máu của mình.
Còn nửa kia của bài hát nhỏ này, chính là tín hiệu cứu nước, chưa từng được hát lên trước đó.
"Giữ lại mảnh sắt sắc bén cho trận chiến đáng để hy sinh mạng sống"
"Giữ lại giá treo cổ cho tên trộm"
"Mài sắc mũi tên gỉ"
"Ở lại cho đến khi tiếng tiêu vang lên bắn hạ đám mặt người dạ thú kia"